CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
2. Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 về “ Ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học” của Bộ GD-ĐT;
3. Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 về “Ban hành Qui định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học" của Bộ GD-ĐT;
4. Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 về "Ban hành quy định cơ sở vật chất các trường MN, TH, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học" của Bộ GD-ĐT;
5. Nghị quyết số 11/NQ-TU ngày 25/4/2017 của Tỉnh ủy Quảng Nam về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;
6. Nghị quyết số 07-NQ/HU, ngày 26/5/2017 của Huyện ủy Phú Ninh, Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 25/7/2017 của Hội đồng nhân dân huyện Phú Ninh, Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 31/10/2017 của UBND huyện Phú Ninh về phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025;
7. Nghị quyết số 65 -NQ/ĐU, ngày 06/4/2017 của Đảng ủy Tam Thành về phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025.
PHẦN A: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Trường THCS Lương Thế Vinh tiền thân là Trường Trung học tỉnh hạt Kỳ Bình, Quảng Tín (cũ) được thành lập năm 1973. Sau 30/4/1975 được sát nhập cùng với trường tiểu học trong địa bàn thành trường PTCS Tam Thành 1. Đến năm 1990, Hội đồng nhân dân, UBND Thị xã Tam Kỳ, đã quyết định tách cấp, sát nhập trường PTCS Tam Thành 1 và Trường PTCS Tam Thành 2 để thành lập trường THCS Tam Thành. Đến năm 2005 được đổi tên theo Quyết định số 1672/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2005 của Chủ tịch UBND Huyện Phú Ninh thành trường THCS Lương Thế Vinh, thuộc địa điểm Thôn 2, xã Tam Thành, huyện Phú Ninh, với tổng diện tích 15.556,67 m2. Năm 2005 cơ sở vật chất được xây dựng mới, tương đối khang trang, đáp ứng được yêu cầu cơ bản của việc đổi mới giáo dục.
Sau 47 năm hoạt động, nhà trường từng bước phát triển và ngày càng trưởng thành, góp phần tích cực vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục và kinh tế, xã hội của địa phương. Các thế hệ thầy trò trường THCS Lương Thế Vinh nêu cao truyền thống yêu nước; tôn sư, trọng đạo; dạy tốt, học tốt; xây dựng nhà trường thành một cơ sở giáo dục toàn diện có chất lượng tốt, là một địa chỉ đáng tin cậy và tự hào của địa phương và gia đình theo đúng mục tiêu là đào tạo học sinh thành những người công dân có ích", nhằm phát triển những năng lực sẵn có của chính các em.
Được sự chỉ đạo của Sở GDĐT Quảng Nam, Phòng GDĐT huyện Phú Ninh, của chính quyền các cấp cùng với sự cố gắng phấn đấu của đội ngũ cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh, Trường THCS Lương Thế Vinh đã đủ tiêu chuẩn và được UBND Tỉnh Quảng Nam công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia vào tháng 8 năm 2008, sau 5 năm vào tháng 8 2015. Được Sở GD&ĐT Quảng Nam kiểm định chất lượng giáo dục vào năm 2010, Trường đã đạt 36/47 tiêu chí, tỉ lệ 76,59 % - đạt cấp độ II. Hiện nay đang xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng theo Thông tư 18/2018/TT-BGD-ĐT. Trường THCS Lương Thế Vinh là một trong những trường THCS có chất lượng giáo dục tốt, có uy tín trên địa bàn huyện.
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xác định rõ phương hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng giáo dục và hoạt động của toàn thể cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Việc xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông; cùng với các trường THCS xây dựng ngành giáo dục huyện Phú Ninh phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đóng góp vào công tác phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các khu vực và thế giới;
I. MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
1. Quy mô trường, lớp học
Khối lớp |
2020-2021 |
2021-2022 |
2022-2023 |
2023-2024 |
2024-2025 |
|||||
SL |
HS |
SL |
HS |
SL |
HS |
SL |
HS |
SL |
HS |
|
6 |
3 |
95 |
2 |
67 |
3 |
97 |
3 |
100 |
3 |
93 |
7 |
2 |
87 |
3 |
95 |
2 |
67 |
3 |
97 |
3 |
100 |
8 |
3 |
99 |
3 |
87 |
3 |
95 |
2 |
67 |
3 |
97 |
9 |
3 |
105 |
3 |
99 |
2 |
87 |
3 |
95 |
2 |
67 |
TC |
11 |
386 |
10 |
348 |
10 |
346 |
11 |
359 |
11 |
357 |
BQHS/Lớp |
|
35,1 |
|
34,5 |
|
34,3 |
|
32,4 |
|
32,2 |
2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ( Thời điểm 9/2020)
|
SL |
Trình độ CM |
Trình độ CT |
Đánh giá chuẩn nghề nghiệp |
|||||||
ĐH |
CĐ |
TC |
TC |
SC |
Chưa qua đào tạo |
Tốt |
Khá |
Đạt |
CĐ |
||
CBQL |
2 |
2 |
|
|
2 |
|
|
|
2 |
|
|
TPT |
1 |
1 |
|
|
|
1 |
|
|
1 |
|
|
GV |
24 |
15 |
9 |
|
1 |
23 |
|
9 |
15 |
|
|
NV |
4 |
1 |
|
2 |
|
3 |
1 |
|
|
|
|
Tổng cộng |
31 |
19 |
9 |
2 |
3 |
27 |
1 |
9 |
18 |
|
|
3. Chất lượng giáo dục toàn diện
Hằng năm có trên 98% học sinh được xếp loại học lực từ trung bình trở lên. Trong đó có trên 57% học sinh đạt loại khá, giỏi. Học sinh lớp 9 xét đỗ tốt nghiệp THCS trên 98%. Xếp loại hạnh kiểm hằng năm: Hơn 98% học sinh toàn trường có hạnh kiểm khá, tốt, không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu. Tỉ lệ học sinh đỗ vào lớp 10 các trường công lập hàng năm đạt kết quả từ 83% trở lên. Phong trào học sinh giỏi và hoạt động ngoài giờ lên lớp (NGLL) luôn được quan tâm đúng mức, đạt kết quả tốt và tương đối ổn định ở những năm học gần đây. Hằng năm đạt từ 20 đến 30 giải cấp huyện, từ 01 đến 03 giải cấp tỉnh.
3.1. Chất lượng giáo dục học lực
Năm học |
Số lượng HS toàn trường |
GiỎI |
KHÁ |
YẾU, KÉM |
|||
SL |
TL% |
SL |
TL% |
SL |
TL% |
||
2015 - 2016 |
497 |
126 |
25,4 |
148 |
29,8 |
03 |
0,6 |
2016 - 2017 |
456 |
134 |
29,4 |
119 |
26,1 |
07 |
1,5 |
2017 - 2018 |
436 |
112 |
25,7 |
134 |
30,7 |
07 |
1,6 |
2018 - 2019 |
399 |
113 |
28,3 |
127 |
31,8 |
01 |
0,3 |
2019 – 2020 |
393 |
120 |
30,5 |
169 |
43,0 |
03 |
0,8 |
TỔNG CỘNG |
2181 |
605 |
27,7 |
697 |
32,0 |
21 |
1,0 |
3.2. Chất lượng giáo dục hạnh kiểm
Năm học |
Số lượng HS toàn trường |
TỐT |
KHÁ |
||
SL |
TL% |
SL |
TL% |
||
2015-2016 |
497 |
434 |
87,3 |
58 |
11,7 |
2016-2017 |
456 |
384 |
84,0 |
62 |
13,6 |
2017-2018 |
436 |
391 |
89,7 |
37 |
8,5 |
2018-2019 |
399 |
373 |
93,5 |
26 |
6,5 |
2019-2020 |
393 |
384 |
97,7 |
08 |
2,0 |
TỔNG CỘNG |
2181 |
1966 |
90,1 |
215 |
9,9 |
3.3.Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trong 5 năm
Năm học |
Số lượng HS khối 9 |
Tổng số học sinh tốt nghiệp |
Loại Giỏi |
Loại Khá |
|||
SL |
TL% |
SL |
TL% |
SL |
TL% |
||
2015 - 2016 |
136 |
135 |
99.3 |
33 |
24.3 |
41 |
30.1 |
2016 - 2017 |
121 |
119 |
98.3 |
37 |
31.1 |
29 |
24.4 |
2017 - 2018 |
129 |
125 |
96.9 |
30 |
24.0 |
38 |
30.4 |
2018 - 2019 |
97 |
96 |
99.0 |
32 |
33.3 |
25 |
26.0 |
2019 – 2020 |
101 |
101 |
100 |
32 |
31,7 |
38 |
37,6 |
TỔNG CỘNG |
584 |
576 |
98,6 |
154 |
26,4 |
171 |
29,3 |
3.4. Chất lượng vào THPT và THPT chuyên công lập 5 năm
Năm học |
Tổng số Học sinh TN THCS |
Đậu THPT Công lập |
Đậu THPT Chuyên |
||
SL |
TL% |
SL |
TL% |
||
2015-2016 |
135 |
131 |
97,0 |
02 |
1,5 |
2016-2017 |
119 |
116 |
97,4 |
04 |
3,4 |
2017-2018 |
125 |
108 |
86,4 |
02 |
1,6 |
2018-2019 |
96 |
75 |
78,1 |
01 |
1,0 |
2019-2020 |
101 |
84 |
83,2 |
02 |
2,0 |
Tổng cộng: |
576 |
514 |
89,2 |
11 |
1,9 |
3.5. Chất lượng mũi nhọn
NĂM HỌC |
CẤP HUYỆN |
CẤP TỈNH |
GIẢI THƯỞNG PHAN CHÂU TRINH |
||||||||||||
CÁ NHÂN |
ĐỒNG ĐỘI |
CỜ TOÀN ĐOÀN |
CÁ NHÂN |
||||||||||||
I |
II |
III |
KK |
I |
II |
III |
I |
II |
III |
I |
II |
III |
KK |
||
2015-2016 |
03 |
12 |
19 |
32 |
04 |
07 |
04 |
|
03 |
|
|
|
02 |
02 |
|
2016-2017 |
02 |
00 |
08 |
18 |
00 |
00 |
00 |
|
|
|
01 |
01 |
02 |
|
01 |
2017-2018 |
00 |
02 |
07 |
20 |
01 |
03 |
05 |
|
|
2 |
|
|
|
|
|
2018-2019 |
07 |
05 |
16 |
11 |
03 |
04 |
02 |
|
01 |
01 |
|
|
02 |
|
|
2019-2020 |
02 |
04 |
04 |
01 |
01 |
02 |
02 |
|
01 |
02 |
|
|
01 |
01 |
|
TỔNG CỘNG |
14 |
23 |
54 |
82 |
09 |
16 |
13 |
|
05 |
05 |
01 |
01 |
07 |
03 |
01 |
4. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất đảm bảo tối thiểu để nhà trường tổ chức dạy học 2 ca/ngày. tương đối đảm bảo phục vụ các hoạt động dạy và học của nhà trường. Các phòng học được trang bị đầy đủ bàn ghế đạt chuẩn quy định, có bảng chống lóa, hệ thống ánh sáng đầy đủ, có ti vi, vi tính kết nối internet. Có sân chơi, cây bóng mát; có hệ thống nước sạch phục vụ cho học sinh và giáo viên nhà trường.
Khối phòng hành chính quản trị |
Số lượng |
- Phòng Hiệu trưởng |
1 |
- Phòng Phó Hiệu trưởng |
1 |
- Phòng Văn phòng |
1 |
- Phòng Bảo vệ |
1 |
- Khu vệ sinh CB-GV-NV |
1 |
- Khu để xe CB-GV-NV |
1 |
Tổng cộng: |
06 |
Khối phòng học tập |
Số lượng |
- Tổng số phòng học văn hoá (kiên cố) |
6 |
- Phòng học bộ môn, THTN (kiên cố) |
5 |
+ Phòng THTN Vật lý |
1 |
+ Phòng THTN Hoá học |
1 |
+ Phòng THTN Sinh học |
1 |
+ Phòng bộ môn Tin học |
1 |
+ Phòng bộ môn Công nghệ |
1 |
+ Phòng bộ môn Âm nhạc |
0 |
+ Phòng bộ môn Mỹ thuật |
0 |
+ Phòng bộ môn Ngoại ngữ |
0 |
+ Phòng bộ môn Khoa học xã hội |
0 |
+ Phòng đa chức năng |
0 |
Tổng cộng: |
11 |
6
Khối phòng hỗ trợ học tập |
Số lượng |
- Phòng Thư viện |
3 |
- Phòng Thiết bị |
1 |
- Phòng Truyền thống |
1 |
- Phòng Công đoàn |
1 |
- Phòng Đoàn-Đội |
0 |
- Phòng tư vấn học đường và hỗ trợ giáo dục HS khuyết tật |
0 |
Tổng cộng: |
06 |
Khối phụ trợ |
Số lượng |
- Phòng họp |
1 |
- Phòng các tổ chuyên môn |
2 |
- Phòng Y tế |
1 |
- Nhà kho |
8m2 |
- Khu để xe học sinh |
300m2 |
- Khu vệ sinh học sinh |
60m2 |
- Phòng nghỉ giáo viên |
0 |
- Phòng giáo viên |
0 |
Khu sân chơi, thể dục thể thao |
Số lượng |
- Sân trường |
2.400m2 |
- Sân thể dục thể thao |
3.000m2 |
- Nhà đa năng |
0 |
Khối phục vụ sinh hoạt |
Số lượng |
- Nhà bếp |
0 |
- Kho bếp |
0 |
- Nhà ăn |
0 |
- Nhà ở nội trú |
0 |
- Phòng quản lý học sinh |
0 |
- Phòng nsinh hoạt chung |
0 |
- Nhà văn hóa |
0 |
5. Nhận định về điểm mạnh, điểm yếu và hướng khắc phục
5. 1. Điểm mạnh
5.1.1. Đội ngũ
- Số lượng cán bộ, giáo viên, công nhân viên của nhà trường: 31 người. Trong đó: 02 cán bộ quản lí, 24 giáo viên, 04 nhân viên và 01 Tổng phụ trách. Cơ cấu chuyên môn tương đối đồng bộ, cơ cấu lứa tuổi hợp lý.
- Đội ngũ giáo viên yên tâm với nghề, gắn bó với trường, nhiệt tình trong giảng dạy, quan tâm tới học sinh và phần lớn ham học hỏi, cầu tiến bộ, có phẩm chất đạo đức tốt.
- Cán bộ quản lí nhà trường đoàn kết, chân thành và tận tâm trong công việc, luôn lắng nghe ý kiến góp ý từ đội ngũ; có năng lực chuyên môn giảng dạy và giáo dục, có kinh nghiệm trong công tác quản lí; chịu khó suy nghĩ, tìm tòi xây dựng, chỉ đạo thực hiện kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; có khát vọng đổi mới và phát triển, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nhận được sự đồng thuận và tin cậy của đông đảo giáo viên, cán bộ nhân viên và cha mẹ học sinh.
- Đội ngũ nhân viên văn phòng, giáo viên phụ trách thiết bị, thư viện nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác.
- Trong 5 năm (từ năm 2015-2020): Thành tích thi đua có sự phát triển :
+ Chi bộ có 4 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
+ Trường có 4 năm đạt “Trường tiên tiến ”.
+ Công đoàn 5 năm liền đạt danh hiệu Công đoàn vững mạnh.
+ Liên đội thiếu niên 5 năm đạt "Liên đội mạnh xuất sắc".
5.1.3 Cơ sở vật chất:
- Cơ sở vật chất tương bao gồm 6 phòng học, 04 phòng bộ môn, 03 phòng thư viện và một số phòng chức năng đảm bảo phục vụ các hoạt động dạy và học của nhà trường.
5.1.4. Đa số cha mẹ học sinh quan tâm, chăm lo việc học tập rèn luyện của con cái. Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, lớp hoạt động tích cực, đóng góp có hiệu quả trong xã hội hóa giáo dục.
5.2. Điểm yếu:
5.2.1 Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu:
- Chưa thực sự được chủ động tuyển chọn cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Điều kiện về nguồn lực chưa đảm bảo cho mọi hoạt động (thiếu nhân viên chuyên trách công tác thiết bị và y tế học đường).
5.2.2 Đội ngũ giáo viên, nhân viên:
- Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên chưa thực sự đồng đều. Nhân tố điển hình ít. Lực lượng giáo viên trẻ được bổ sung trong những năm gần đây tuy có cố gắng song còn thiếu kinh nghiệm, chưa bộc lộ rõ khả năng đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Một bộ phận nhỏ giáo viên còn hạn chế trong hoạt động dạy học, quản lý, giáo dục học sinh theo hướng đổi mới. Theo điều lệ mới giao viên chưa đạt chuẩn còn nhiều; thiếu nhân viên chuyên trách công tác thiết bị và y tế học đường.
- Trình độ ngoại ngữ, tin học của một số giáo viên còn hạn chế. Đây là trở ngại lớn trong việc vận dụng những phương pháp dạy học hiện đại. Việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên còn hạn chế, chưa thật tự giác, do đó hiệu quả chưa cao.
5.2.3 Chất lượng học sinh:
Chưa thật đồng đều; chất lượng học sinh đầu vào thấp. Thành tích học sinh giỏi chưa thật ổn định. Một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình thiếu sự quan tâm nên kết quả học tập, rèn luyện về hạnh kiểm bị hạn chế.
5.2.4 Cơ sở vật chất:
- Theo thông tư 13/2020/TT-BGDĐT, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu cho dạy học theo hướng hiện đại và đổi mới.
- Số phòng học chưa đảm bảo theo quy định..
- Một số phòng học bộ môn không đảm bảo diện tích theo quy định, chưa đầy đủ số phòng quy định.
- Thiết bị dạy học cũ, độ chính xác không cao.
II. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Địa phương đang trên đà phát triển về kinh tế, song cũng nảy sinh những vấn đề phức tạp trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày nên có ảnh hướng đến tâm lí và hành vi của lứa tuổi vị thành niên.
1. Thời cơ và thuận lợi
1.1. Có các Nghị quyết của Huyện ủy, Đảng ủy; HĐND huyện, xã làm căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường.
1.2. Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự đồng thuận của tập thể cán bộ giáo viên nhân viên, sự tín nhiệm của học sinh và phụ huynh.
1.3. Được Phòng GD&ĐT Phú Ninh quan tâm, chỉ đạo sâu sát về mọi mặt, động viên kịp thời, luôn tạo mọi điều kiện để nhà trường phát triển.
1.4. Nhà trường có bề dày truyền thống “Dạy tốt-học tốt” trên 47 năm, là địa chỉ tin cậy của nhân dân địa phương. Nhà trường đang ổn định và phát triển.
1.5. Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm tốt, đáp ứng nhanh với nhu cầu đổi mới và hội nhập.
2. Thách thức
2.1. Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.
2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
2.3. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
2.4. Cơ sở vật chất-kỹ thuật của nhà trường chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới giáo dục.
2.5. Những tác động xấu từ môi trường xã hội, mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang có ảnh hưởng đến quá trình giáo dục trong nhà trường, nhiều gia đình thiếu quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em nên tình trạng học sinh bỏ học vẫn còn xảy ra.
3. Xác định các vấn đề ưu tiên
3.1. Tập trung các giải pháp tích cực giữ vững số lượng học sinh trong nhà trường, ngăn ngừa và hạn chế tình trạng học sinh bỏ học; quan tâm đầu tư công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; giữ vững chất lượng đại trà, tăng cường công tác phụ đạo để nâng chất lượng học tập của học sinh yếu, kém.
3.2. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí có chất lượng cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, đồng thời coi trọng xây dựng đội ngũ nhân viên về ý thức và năng lực chuyên môn phục vụ dạy học, giáo dục, quản lí nhà trường theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
3.3. Xây dựng chặt chẽ mối quan hệ giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thống nhất mục tiêu cùng chăm lo phát triển toàn diện năng lực sẵn có của học sinh, đào tạo thành con ngoan, trò giỏi, thanh thiếu niên tích cực, công dân có ích.
3.4 Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy năng lực, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học, giáo dục và quản lý.
3.5. Tăng cường các hoạt động giáo dục kỹ năng sống; hoạt động giao lưu, trải nghiệm để học sinh có điều kiện thích ứng và hoà nhập. Tăng cường trao đổi, hợp tác với các trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề để tư vấn nghề cho học sinh nhằm thực hiện tốt công tác phân luồng sau tốt nghiệp THCS.
3.6. Tằng cường đầu tư cơ sở vật chất từng bước đảm bảo quy định của ngành.
3.7. Áp dụng các tiêu chuẩn của kiểm định chất lượng vào việc đánh giá hoạt động dạy học, giáo dục và quản lý nhà trường.
PHẦN B: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
1. Sứ mệnh.
Tạo dựng được môi trường giáo dục lành mạnh, kỷ cương, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, học sinh có cơ hội phát triển tiềm năng.
2. Tầm nhìn.
Trường THCS Lương Thế Vinh là một trường chuẩn mực và năng động, nơi học sinh, cán bộ, giáo viên, công nhân viên luôn có khát vọng học tập suốt đời, biết tư duy độc lập và sáng tạo để nâng cao lợi ích bản thân, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
3. Hệ thống giá trị cơ bản:
- Tình đoàn kết, - Lòng nhân ái,
- Tinh thần trách nhiệm, - Tính trung thực,
- Sự chia sẻ và hợp tác, - Khát vọng vươn lên
4. Phương châm hành động
Trường THCS Lương Thế Vinh là tập thể tận tâm, tận tụy, tất cả vì học sinh thân yêu, với phương châm hành động: “Dạy chữ-Dạy người”.
PHẦN C: MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
1. Mục tiêu
1.1 Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục toàn diện, là mô hình phù hợp vùng nông thôn mới tiếp cận kịp thời giáo dục hiện đại phù hợp với xu thế phát triển chung của huyện, tỉnh và đất nước.
1.2 Mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu ngắn hạn: Từ năm 2021 đến năm 2023: Củng cố vững chắc chất lượng giáo dục hiện có. Xây dựng thư viện đạt thư viện xuất sắc, kiểm định chất lượng đạt cấp độ 2, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT; Cơ sở vật chất đạt mức độ 1, quang cảnh nhà trường xanh – sạch – đẹp.
- Mục tiêu trung hạn: Từ năm 2024 đến năm 2025: Giữ vững chất lượng giáo dục, là trường có uy tín trên địa bàn huyện. Nâng dần sở vật chất đạt mức độ 2; các tiêu chí đạt kiểm định chất lượng ở mức 3, để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT; tiếp tục xây dựng quang cảnh sư phạm xanh – sạch – đẹp.
- Mục tiêu dài hạn: Từ năm 2026-2030: Trường có chất lượng giáo dục tốt; kiểm định chất lượng đạt cấp độ 3, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT. Có đầy đủ cơ sở vật chất đạt mức độ 2, xây dựng các tiêu chí để hướng tới đạt kiểm định chất lượng mức 4 theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT.
Trường có chất lượng giáo dục cao phù hợp với mô hình giáo dục hiện đại và xu thế phát triển của địa phương, của cả nước.
2. Chỉ tiêu
2.1 Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên:
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%. Thật sự là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo. Thành thạo việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, giáo dục, quản lí, phục vụ.
- Phấn đấu tất cả cán bộ quản lí, giáo viên đều có trình độ đại học và đạt chuẩn nghề nghiệp.
2.2. Học sinh
- Quy mô số lớp và số học sinh:
+ Số lớp học: 10 - 12 lớp
+ Học sinh: khoảng 346 - 420 học sinh.
- Duy trì số lượng trên 99,5% hằng năm.
- Chất lượng học tập, chất lượng học sinh giỏi các cấp:
+ Trên 50% học sinh có học lực khá, giỏi; trong đó 15% trở lên có học lực giỏi; tỷ lệ học sinh có học lực yếu dưới 4%, không có học sinh kém;
+ Đỗ vào lớp 10 các trường công lập đạt mặt bằng tuyển sinh của tỉnh trở lên.
+ Hằng năm tham gia các Hội thi cấp huyện đạt vị thứ năm toàn đoàn trở lên.
- Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống:
+ Chất lượng đạo đức: 99% trở lên học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt, trong đó 80% học sinh đạt hạnh kiểm tốt. Không có học sinh yếu về đạo đức.
+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực, tự tin tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tình nguyện.
2.3 Cơ sở vật chất:
- Tham mưu các cấp xây dựng cơ sở vật chất theo hướng đạt chuẩn mức độ 2 theo quy định của thông tư 13/2020/TT-BGDĐT
- Có đầy đủ thiết bị tối thiểu đáp ứng thực hiện chương trình giáo dục mới 2018. (Năm học 2021-2022 đối với khối 6, 2022-2023 đối với khối 7, 2023-2024 đối với khối 8 và 2024-2025 đối với khối 9).
- Có sân chơi thoáng mát, xanh-sạch-đẹp.
- Có sân tập thể dục thể thao (TDTT) liên hoàn khép kín.
PHẦN D: CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
1. Các giải pháp chung:
- Tuyên truyền đến CBGVNV, học sinh và nhân dân về nội dung kế hoạch chiến lược để lấy ý kiến nhằm thống nhất quan điểm và hành động.
- Xây dựng tập thể nhà trường thành khối đoàn kết, nhất trí để thực hiện thắng lợi mục tiêu của kế hoạch chiến lược đề ra.
- Xây dựng văn hóa nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã đề ra ở trên.
- Tăng cường mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường với chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể và cha mẹ học sinh, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm thu hút nhiều nguồn nhân lực hơn nữa đầu tư cho phát triển giáo dục.
2. Các giải pháp cụ thể:
2.1. Thể chế và chính sách:
- Xây dựng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân, tăng cường hợp tác với bên ngoài.
- Hoàn thiện hệ thống các nội quy, quy định về mọi hoạt động trong nhà trường đảm bảo sụ thống nhất cao.
2.2. Tổ chức bộ máy:
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công lao động hợp lí phù hợp với yêu cầu giảng dạy, đồng thời phát được huy năng lực, sở trường của từng CBGVNV của nhà trường.
- Thực hiện việc phân cấp quản lý theo hướng tăng cường chủ động cho các tổ chuyên môn dưới dự kiểm tra, hỗ trợ của Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng.
2.3. Công tác đội ngũ:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, năng lực chuyên môn vững vàng, có trình độ ngoại ngữ, tin học cơ bản, có tinh thần đoàn kết, hợp tác và tận tụy đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục.
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để CBGVNV học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có kế hoạch bồi dưỡng tại chỗ thông qua việc chỉ đạo có hiệu quả hoạt động của tổ nhóm chuyên môn.
- Tạo môi trường làm việc thoải mái, thân thiện để CBGVNV phấn khởi, yên tâm công tác và muốn cống hiến lâu dài.
- Đánh giá chất lượng đội ngũ thường xuyên, chính xác trên cơ sở đó có động viên khen thưởng kịp thời những CBGVNV có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ phát triển nhà trường.
- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán, giáo viên có năng lực để xây dựng nguồn cán bộ chủ chốt trong nhà trường.
2.4. Nâng cao chất lượng giáo dục:
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trong đó chú trọng đến việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh.
- Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực; tăng cường rèn luyện kỹ năng và khả năng tương tác của học sinh; tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Tạo môi trường học tập thân thiện để giúp học sinh bộc lộ, phát huy điểm mạnh của bản thân. Quan tâm công tác giáo dục mũi nhọn, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Tăng cường phụ đạo học sinh yếu nhằm hạn chế thấp nhất số học sinh yếu kém.
- Thực hiện việc đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn, tăng cường áp dụng sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
- Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS.
2.5. Cơ sở vật chất:
- Đề xuất với UBND huyện kế hoạch xây dựng khu hiệu bộ, hệ thống thoát nước; tranh thủ sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh và tiết kiệm nguồn kinh phí ngân sách tu sửa mặt bằng, hệ thống thoát nước sân thể dục thể thao.
- Ưu tiên đầu tư trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đồng thời tổ chức bảo quản và sử dụng có hiệu quả.
- Tiếp tục đầu tư máy tính cho phòng Tin học và các thiết bị đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT, lắp đặt hệ thống camera tại các phòng học.
2.6. Kế hoạch - Tài chính:
- Thực hiện nghiêm túc chế độ thu, chi tài chính theo Luật Ngân sách, đảm bảo tính công khai, minh bạch.
- Xây dựng kế hoạch tài chính của nhà trường theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
2.7. Chương trình truyền thông, phát triển và quảng bá thương hiệu:
- Khai thác hiệu quả website của trường, cung cấp các thông tin về các hoạt động giáo dục của nhà trường trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội với nhà trường, với đội ngũ CBGVNV.
- Phát huy truyền thống nhà trường, khơi dậy niềm tụ hào, tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên trong việc góp phần củng cố phát triển thương hiệu nhà trường.
PHẦN E: TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
1. Phổ biến kế hoạch:
Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể CBGVNV nhà trường, cơ quan chủ quản, cha mẹ học sinh và các tổ chức, cá nhân quan tâm đến sự phát triển của nhà trường.
2. Lộ trình thực hiện:
- Giai đoạn 1 (2021 - 2023): Củng cố vững chắc chất lượng giáo dục hiện có. Xây dựng thư viện đạt thư viện xuất sắc, kiểm định chất lượng đạt cấp độ 2, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT; Cơ sở vật chất đạt mức độ 1 theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT, quang cảnh nhà trường xanh – sạch – đẹp.
- Giai đoạn 2 (2024 - 2025): Củng cố vững chắc chất lượng giáo dục hiện có. Xây dựng thư viện đạt thư viện xuất sắc, kiểm định chất lượng đạt cấp độ 3, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT; Cơ sở vật chất đạt mức độ 2 theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT, quang cảnh nhà trường xanh – sạch – đẹp.
- Giai đoạn 3 (2026 - 2030): Củng Trường có chất lượng giáo dục tốt, kiểm định chất lượng đạt cấp độ 3, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT; Cơ sở vật chất đạt mức độ 2 theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT, xây dựng các tiêu chí để hướng tới đạt kiểm định chất lượng mức 4 theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT.
3. Tổ chức thực hiện:
3.1. Đối với Hội đồng trường:
Tổ chức xây dựng kế hoạch chiến lược nhà trường, điều phối quá trình triển khai thực hiện kế hoạch. Kiểm tra, rà soát điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế từng giai đoạn của nhà trường.
3.2. Đối với Lãnh đạo trường:
- Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới toàn thể CBGVNV nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong từng năm học; tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm và đề xuất nội dung, biện pháp cần điều chỉnh, bổ sung trong kế hoạch hằng năm.
- Phó Hiệu trưởng: Với nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch các mặt hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; phụ trách nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của giáo viên, công tác phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, từ đó đề xuất những giải pháp thực hiện.
- Tổ trưởng chuyên môn:
Xây dựng và tổ chức thực hiện cũng như kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của tổ, chú trọng đến các biện pháp khắc phục các tồn tại; phân công hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên trong tổ. Có biện pháp khắc phục sự chênh lệch về kinh nghiệm và sức sáng tạo trong hai thế hệ giáo viên: lớn tuổi và trẻ tuổi thông qua các buổi sinh hoạt tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên; đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
- Tổ trưởng Văn phòng:
Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, chú trọng các biện pháp để khắc phục những tồn tại của tổ; tăng cường kiểm tra việc quản lý hồ sơ số sách của từng bộ phận, kiểm tra việc cho mượn cũng như bảo quản sách, các thiết bị đồ dùng học tập... để kịp thời điều chỉnh, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện kế hoạch.
3.3. Đối với các tổ chức đoàn thể:
Tuyên truyền, vận động các thành viên của tổ chức mình thực hiện tốt kế hoạch chiến lược. Triển khai thực hiện kế hoạch trong đoàn thể được phân công phụ trách. Báo cáo thường kỳ nội dung, biện pháp, đề xuất những giải pháp để thực hiện.
3.4. Đối với giáo viên, nhân viên:
Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác của cá nhân theo từng phần việc, từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch.
3.5. Đối với học sinh:
Không ngừng rèn luyện đạo đức và năng lực học tập, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường để có kiến thức, kỹ năng sống góp phần đáp ứng yêu cầu của xã hội, đáp ứng tốt yêu cầu phân luồng sau tốt nghiệp THCS.
3.6. Đối với cha mẹ học sinh và cộng đồng:
- Tăng cường giáo dục gia đình, phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục con em.
- Cùng với nhà trường tuyên truyền, vận động các bậc cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội góp phần thực hiện mục tiêu của kế hoạch chiến lược.
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Dựa trên các văn bản pháp quy hiện hành, cập nhật kịp thời những văn bản mới để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động của nhà trường cho đúng hướng.
- Việc kiểm tra, đánh giá cần căn cứ dựa trên việc tự đánh giá, nhận xét của cá nhân, tập thể. Trên cơ sở đó, lãnh đạo nhà trường phân công các thành viên kiểm tra, đối chiếu với các hoạt động thực tế để có kết luận, rút ra kinh nghiệm và đề xuất những điều chỉnh phù hợp cho từng giai đoạn.
5. Tiêu chí đánh giá:
Bám sát nội dung kế hoạch chiến lược, các mục tiêu, chỉ tiêu, phương châm hành động được nêu trong kế hoạch để kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện, đánh giá mức độ tiến bộ trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu cùng kỳ năm sau với năm trước và với mục tiêu đề ra của kế hoạch chiến lược.
PHẦN G: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
1. Kế hoạch chiến lược là một văn bản với mục đích định hướng cho sự xây dựng và phát triển giáo dục của nhà trường đúng hướng trong tương lai; giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý trong kế hoạch hàng năm.
2. Kế hoạch chiến lược còn thể hiện rõ sự quyết tâm của toàn thể CB, CC,VC và học sinh trong nhà trường nhằm mục đích xây dựng cho mình một thương hiệu, địa chỉ giáo dục đáng tin cậy.
3. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, chỉ đạo của Ngành và các yêu cầu mới của bộ GD&ĐT kế hoạch chiến lược của nhà trường sẽ tiếp tục được điều chỉnh và bổ sung tại thời điểm tích hợp. Kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục này là cơ sở nền tảng để nhà trường hoạch định chiến lược phát triển giáo dục cho những giai đoạn tiếp theo một cách bền vững, đảm bảo tính khoa học, khách quan, kế thừa và phát triển.
II. Kiến nghị:
Hỗ trợ tài chính cũng như nhân lực cho hoạt động của nhà trường, sớm đầu tư kinh phí xây dựng, tu sửa các công trình theo đúng kế hoạch và đề xuất hằng năm.
2. Đối với Phòng GDĐT:
- Phê duyệt kế hoạch chiến lược, đồng thời tích cực hỗ trợ về mọi mặt để nhà trường có thể thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.
3. Đối với UBND xã Tam Thành:
- Có cơ chế đầu tư xây dựng CSVC theo các tiêu chí giáo dục quy định tại các tiêu chí về nông thôn mới để nhà trường thực hiện tốt kế hoạch chiến lược.
- Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối hợp thực hiện công tác giáo dục, tạo môi trường giáo dục lành mạnh. Tuyên truyền thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Tham gia vận động những học sinh không trúng tuyển vào trường trung học phổ thông công lập tham gia học các trường trung học chuyên nghiệp-dạy nghề để thực hiện công tác phân luồng và nâng cao chất lượng phổ cập. Cùng với nhà trường kịp thời huy động học sinh bỏ học ra lớp, đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, giúp đỡ, động viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.
- Xem xét và thống nhất về chủ trương để nhà trường có thể huy động các nguồn lực hợp pháp và khả thi.
4. Đối với trường:
- Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra đánh giá và có giải pháp phù hợp để thực hiện kế hoạch chiến lược trong từng giai đoạn cụ thể.
- Kịp thời đề xuất, kiến nghị lên cấp trên khi có những vấn đề phát sinh cần hỗ trợ.
Trên đây là kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2025; tầm nhìn đến năm 2030. Yêu cầu các tổ chức, bộ phận, cá nhân trong nhà trường thực hiện nghiêm túc. Kính đề nghị các cấp xem xét phê duyệt./.
CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN
Lê Thị Thủy |
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Nhì |
TM. BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH TRƯỞNG BAN
Nguyễn Tùng |
|
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TAM THÀNH CHỦ TỊCH
|
|
PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH TRƯỞNG PHÒNG
Nguyễn Thị Nhàng |